Đào tạo và chứng nhận ISO 9001
14:03 - 29/05/2024
Tại Việt Nam chứng nhận ISO 9001:2015 là phiên bản mới nhất được nhiều doanh nghiệp, đơn vị áp dụng
Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp muốn tồn tại, có lợi nhuận cao và phát triển bên vừng cần phải có những giải pháp mang tính đột phá, việc sở hữu một hệ thống quản lý chất lượng logic, chặt chẽ và dễ kiểm soát được coi là giải pháp hiệu quả phù hợp nhất. Chứng nhận ISO 9001:2015 mang đến những điều mà doanh nghiệp đang cần hiện nay.
ISO 9001 - tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng hay còn gọi là quality management system (QMS), được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực kinh doanh và ngành công nghiệp trên thế giới.
ISO 9001:2015 đặt sự quản lý chất lượng và cải tiến thường xuyên vào trọng tâm của doanh nghiệp, sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp sắp xếp lại định hướng chiến lược đối với hệ thống quản lý chất lượng.
ISO 9001:2015 là một tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng, do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế phát triển và ban hành được sử dụng và công nhận trên toàn thế giới. Nó xác định một tập hợp các yêu cầu quản lý chất lượng. Các yêu cầu này có thể được tìm thấy trong bảy phần sau:
- Bối cảnh của tổ chức
- Sự lãnh đạo
- Hoạch định
- Hỗ trợ
- Thực hiện
- Đánh giá kết quả thực hiện
- Cải tiến
Tại sao nên chứng nhận ISO 9001:2015?
Đây là câu hỏi không ít doanh nghiệp đặt ra khi mới bắt đầu tìm hiểu về tiêu chuẩn ISO 9001.
ISO là Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế, hoạt động động lập và không chịu sức ép của bất kì quốc gia nào để tạo lợi thế thương mại cho một quốc gia nào. Mục đích thành lập ISO đó là xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất, thương mại và thông tin.
Các tiêu chuẩn được đưa ra bởi ISO giúp đảm bảo và duy trì tính nhất quán và chất lượng giữa các ngành và quốc gia. Có thể thấy rằng tiêu chuẩn ISO là một thước đo đồng nhất mà mọi doanh nghiệp trên thế giới đều đang muốn hướng đến.
- Chứng nhận IO 9001 sẽ giúp doanh nghiệp chứng minh được khả năng cung cấp ra những sản phẩm đạt chất lượng cao vì Khách hàng luôn muốn những sản phẩm – dịch vụ bỏ tiền ra phải đảm bảo chất lượng.
Lợi ích đối với quản lý doanh nghiệp?
- Hệ thống quản lý gọn nhẹ, chặt chẽ, vận hành hiệu quả và nhanh chóng.
- Giúp lãnh đạo quản lý hoạt động của doanh nghiệp khoa học và hiệu quả, Củng cố uy tín của lãnh đạo.
- Cải thiện hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận nhờ sử dụng hợp lý các nguồn lực, tiết kiệm chi phí.
- Kiểm soát chặt chẽ các công đoạn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Sản phẩm có chất lượng ổn định hơn, nâng cao năng suất, giảm phế phẩm và chi phí không cần thiết.
- Tăng sản lượng do kiểm soát được thời gian trong quá trình sản xuất.
- Kiểm soát được chất lượng nguyên vật liệu đầu vào do kiểm soát được nhà cung cấp.
- Tạo được mối quan hệ chặt chẽ giữa lãnh đạo và nhân viên.
- Giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong nội bộ, triệt tiêu những xung đột về thông tin do mọi việc được qui định rõ ràng. Mọi việc đều được kiểm soát, không bỏ sót, trách nhiệm rõ ràng.
- Thúc đẩy nề nếp làm việc tốt, nâng cao tinh thần thái độ của nhân viên. Nhân viên biết rõ trách nhiệm và quyền hạn của mình hơn nên chủ động thực hiện công việc.
- Luôn cải tiến để cung cấp sản phẩm thoả mãn được yêu cầu khách hàng.
Lợi ích về mặt thị trường?
- Đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng của khách hàng.
- Sản phẩm có chất lượng ổn định hơn, giảm sản phẩm hỏng. Từ đó tạo lòng tin cho khách hàng, chiếm lĩnh thị trường.
- Phù hợp quản lý chất lượng toàn diện.
- Thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
- Củng cố và phát triển thị phần. Giành ưu thế trong cạnh tranh.
- Tăng uy tín trên thị trường. Thuận lợi trong việc thâm nhập thị trường quốc tế và khu vực.
- Khẳng định uy tín về chất lượng sản phẩm của Doanh nghiệp.
- Đáp ứng đòi hỏi của Ngành và Nhà nước về quản lý chất lượng.
Nguồn: Trung tâm PT doanh nghiệp và thương hiệu