Doanh nhân Nguyễn Đức Thạch Diễm CEO Sacombank
15:50 - 19/09/2024
Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm - Tổng giám đốc Sacombank là Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh tế - tài chính - ngân hàng.
AHLĐ Hoàng Đức Thảo được sắc phong "Tiến sĩ danh dự"
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng lọt Top 30 người giàu nhất hành tinh
15 doanh nhân là đại biểu Quốc hội khoá XV.
Tim Cook CEO Apple thành tỷ phú
Từng chia sẻ về những áp lực khi là một nữ lãnh đạo tại ngân hàng lớn, bà Diễm cho hay: "Nếu không chịu được áp lực, thì có lẽ không có tôi của hôm nay. Tôi tâm niệm, cuộc sống luôn mang lại thử thách, có vượt qua thì mới có phát triển. Dù ở bất cứ vị trí nào khi bạn luôn trách nhiệm, nỗ lực hoàn thiện mình, đặt tâm huyết vào từng công việc, thì sẽ được tín nhiệm và có nhiều cơ hội để chinh phục các mục tiêu cao hơn. Tôi cho rằng, một khi đã mang sứ mệnh dẫn dắt, thì yếu tố giới tính không còn quan trọng."
Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm sinh ngày 24/12/1973, có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh tế - tài chính - ngân hàng. Bà là Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín, với quyết định bổ nhiệm chính thức vào ngày 25 tháng 7 năm 2017 theo quy định của pháp luật và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm là Thạc sĩ Quản trị kinh doanh và là học trò xuất sắc của ông Đặng Văn Thành và ông Dương Công Minh - Chủ tịch HĐQT Sacombank. Về tài sản, bà Diễm nắm giữ 76.320 cổ phiếu STB của CTCP Thương mại Sài Gòn Thương Tín Bank vào cuối năm 2019. Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm đã có nhiều đóng góp quan trọng cho hoạt động của Sacombank. Bà đã lãnh đạo Sacombank tái cơ cấu đúng định hướng của Chính phủ và ngân hàng nhà nước, với các giải pháp đồng bộ hiệu quả trong quá trình kinh doanh.
Bà Diễm đã làm việc trong các lĩnh vực kế toán, tín dụng, dịch vụ khách hàng, khách hàng doanh nghiệp, kiểm tra kiểm soát nội bộ, xử lý nợ và có 11 năm kinh nghiệm trong công tác quản lý điều hành. Văn phòng khu vực, toàn khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và toàn hệ thống Sacombank.
Quá trình công tác tại Sacombank
- Năm 2002 Bà Diễm bắt đầu công tác tại Sacombank trong lĩnh vực kinh tế – tài chính – ngân hàng.
- Từ ngày 03/07/2017 đến ngày 25/07/2017 : Quyền Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín.
- Ngày 20/4/2018, bà trở thành thành viên HĐQT của ngân hàng Sacombank.
- Từ 22/4/2022, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm giữ chức vụ Phó Chủ tịch thường trực HĐQT của ngân hàng Sacombank.
Sacombank hoạt động ra sao dưới sự dẫn dắt của bà Diễm
Trụ sở ngân hàng. Ảnh: Sacombank
Trong năm 2021, quy mô hoạt động của Sacombank không ngừng tăng trưởng. Tổng tài sản hợp nhất đạt 521,117 tỷ đồng, tăng 6%, trong đó tài sản sinh lời tăng 8,9%. Tổng huy động 464.521 tỷ đồng, trong đó gần 97% huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư. Dư nợ cấp tín dụng là 388.216 tỷ đồng, tăng 14%, phù hợp với hạn mức NHNN giao. Gần 14,1 nghìn tỷ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng (trong đó có gần 11,8 nghìn tỷ đồng dự án) đã được thu hồi và xử lý trong năm. Nếu tính cả các khoản nợ đã bán xử lý nợ thành công và thu đúng hạn thì tổng thu từ thu hồi nợ và xử lý nợ năm 2021 là hơn 22,1 nghìn tỷ đồng. Nhờ đó, dư nợ tiếp tục giảm gần 20% so với năm trước và tỷ lệ dư nợ hợp nhất giảm xuống 1,47%.
Năm 2022, các mảng kinh doanh cốt lõi báo lãi ròng 17.147 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ. Mảng kinh doanh dịch vụ và ngoại hối cũng ghi nhận kết quả khả quan với 5.194 tỷ đồng và 1.062 tỷ đồng lợi nhuận, tăng lần lượt 20% và 44%. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh khác tăng đột biến 501% lên 2.745 tỷ đồng. Thu nhập góp vốn, mua cổ phần giảm 68%. Mảng chứng khoán đầu tư lỗ 20 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lãi 164 tỷ đồng, dù mảng này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu doanh thu của ngân hàng. Chi phí hoạt động của Sacombank trong năm qua tăng khoảng 12%, trong đó chi phí dự phòng rủi ro tăng 149% (tương ứng trích lập 3.288 tỷ đồng). Tính đến 31/12/2022, tổng tài sản đạt gần 592 nghìn tỷ đồng, tăng 13,6% so với cuối năm 2021. Trong đó, cho vay khách hàng tăng 13,1%, đạt hơn 438.600 tỷ đồng.
Đến cuối năm 2023, quy mô tổng tài sản đạt hơn 674.000 tỷ đồng, tăng 13,9% so với đầu năm. Tổng huy động đạt hơn 578.000 tỷ đồng, tăng 11,3%; trong đó chú trọng tăng tiền gửi CASA 8,8%. Năm qua nhà băng liên tục kéo khung lãi suất huy động giảm khoảng 4% so với đầu năm, mặt bằng lãi suất huy động hiện nay cao nhất xấp xỉ quanh mức 5%. Tỷ lệ CAR hợp nhất 9,11%, tỷ lệ LDR đạt 82,77%, tỷ lệ NIM 3,9%. Các chỉ số ROA, ROE lần lượt đạt 1,22% và 18,30%, tương ứng tăng 0,31 và 4,47%.
(Nguồn: Văn Phú)