ASEAN nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới
10:23 - 17/06/2020
ASEAN là nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2018 đạt khoảng 3 nghìn tỷ USD.
Hội nhà báo Việt Nam, "Diễn đàn Kinh tế ASEAN 2024" lần thứ 5 sẽ diễn ra vào 18/5/2024 tại Singapore
Kinh tế số là động lực tăng trưởng kinh tế khu vực ASEAN
Tăng cường hợp tác giữa ASEAN và các đối tác, thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế hậu Covid-19
Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN - Nhật Bản về ứng phó đại dịch Covid-19 phục hồi kinh tế
Chủ động hội nhập kinh tế ASEAN
Nền kinh tế của khối ASEAN
Theo Báo cáo hội nhập ASEAN năm 2019 của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of Southeast Asian Nations, viết tắt là ASEAN) được công bố hôm 27/11.
+ ASEAN đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt khoảng 3 nghìn tỷ USD năm 2018. Như vậy, thứ hạng xếp hạng quy mô kinh tế của khu vực này đã có sự gia tăng đáng kể so với vị trí là nền kinh tế thứ 7 của thế giới cách đây 5 năm. ASEAN cũng được dự báo sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2030, chỉ sau Mỹ, Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU).
+ Báo cáo đánh giá, mặc dù nền kinh tế toàn cầu ngày càng diễn biến phức tạp và có nhiều sự không chắc chắn, hiệu quả kinh tế chung của khối ASEAN vẫn diễn biến tích cực, với tổng trị giá thương mại khu vực đạt 2,8 nghìn tỷ USD trong năm 2018. Khu vực này cũng đã thu hút 154,7 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào năm ngoái - mức cao nhất trong lịch sử. Tăng trưởng GDP của khu vực đã đạt trung bình 5,4% trong những năm gần đây, cao hơn mức trung bình toàn cầu, và được dự đoán sẽ tăng trưởng quanh mức này trong vòng 5 năm tới.
Nền kinh tế Việt Nam
+ Năm 2019 là năm thứ 2 liên tiếp hoàn thành 12/12 chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Quốc hội giao. Trong đó 5 chỉ tiêu vượt và 7 chỉ tiêu đạt. Đáng chú ý tăng trưởng GDP ước đạt trên 7%, thuộc nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của khu vực và trên thế giới.
+ Đặc biệt, xuất nhập khẩu Việt Nam đạt kỷ lục mới khi vượt mốc 500 tỷ USD. Với kết quả tăng trưởng này, đến năm 2025 GDP bình quân đầu người của Việt Nam khoảng 4.688USD, gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình cao.
+ Nhiều chuyên gia dự báo năm 2020 GDP đạt 6,8% (do ảnh hưởng nền kinh tế toàn cầu) và đến năm 2025 nền kinh tế Việt Nam đứng thứ 28 thế giới và năm 2050 đứng vào top 20 các nền kinh tế lớn trên thế giới. Việt Nam gia nhập ASEAN ngày 28-7-1995.
Nền kinh tế Singapore
+ Singapore có nền kinh tế thị trường phát triển cao, được xếp hạng là nền kinh tế mở nhất trên thế giới. Cùng với Hồng Kông, Hàn Quốc và Đài Loan, Singapore là 1 trong 4 hổ kinh tế của châu Á. Nền kinh tế Singapore dựa vào buôn bán và dịch vụ (chiếm 40% GDP).
+ Một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng đầu châu Á và thế giới như cảng biển, đóng và sửa chữa tàu, lọc dầu, chế biến và lắp ráp máy móc tinh vi; là nước hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và hàng bán dẫn; là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức.
+ Do sức ép từ cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc - 2 đối tác thương mại lớn nhất của Singapore - một số ngành hàng xuất khẩu chủ lực giảm mạnh, ước tăng trưởng GDP 2019 chỉ 0-1%. Singapore gia nhập ASEAN ngày 8-8-1967.
Nguồn tổng hợp