Vì sao truyền thông ngành hót luôn dẫn đầu xu hướng thời đại 4.0
13:55 - 13/06/2024
Truyền thông đang là một lĩnh vực hot trong thời gian gần đây, đồng thời cũng là yếu tố mà các nhãn hàng và thương hiệu đặc biệt quan tâm. Vì vậy, vai trò của nhân viên truyền thông trong doanh nghiệp ngày càng được coi trọng.
Những lợi ích nổi bật của mãng cầu ít người biết đến
Nhiều Doanh nghiệp Việt được vinh danh Asia Award 2024
Thủ tướng: Tháo gỡ cho doanh nghiệp là tháo gỡ cho nền kinh tế, doanh nghiệp phát triển là đất nước phát triển
“Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á 2024” và Lễ công bố "Asia Award 2024" tại Malaysia
Nhân viên truyền thông là những người thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động xây dựng và quảng bá thương hiệu hay sản phẩm, dịch vụ tại doanh nghiệp. Họ là những người sáng tạo ra kế hoạch sự kiện nhằm thu hút sự quan tâm của mọi người về đối tượng cũng như mục tiêu mà họ đang quảng bá.
Đây là một công việc đòi hỏi nhân viên phải năng động. Chính vì thế, để có thể làm tốt công việc này, người đảm nhiệm phải trang bị đầy đủ các kiến thức chuyên môn + kỹ năng cần thiết để đạt được mức độ hiệu quả của công việc.
Nhân viên truyền thông bao gồm những nhiệm vụ chi tiết như sau:
1. Lập kế hoạch, sáng tạo và xây dựng các nội dung liên quan đến truyền thông cho công ty. Những nội dung này bao gồm các thông cáo báo chí, các bài về diễn thuyết, bài PR doanh nghiệp trên các nền tảng báo chí và kênh truyền thông, bài phát biểu trước công chúng, những bản thông báo đến các cán bộ, quản lý và ban lãnh đạo tại công ty.
2. Có trách nhiệm soạn thảo các tài liệu liên quan đến truyền thông, truyền đạt cho mọi người các thông tin về sản phẩm và dịch vụ của công ty. Các thông tin này có thể được lưu hành nội bộ hoặc bên ngoài. Bên cạnh đó, họ còn đảm nhiệm việc sản xuất nội dung và đăng tải lên trang fanpage Facebook hoặc các tài khoản mạng xã hội khác của công ty, đồng thời quản lý các nội dung cho website.
3. Truyền thông các thông tin và giá trị văn hóa doanh nghiệp đến các cán bộ công nhân viên.
4. Phân tích các mục tiêu và đối tượng truyền thông cho công ty; phối hợp với các phòng ban truyền thông/marketing/tài chính lập kế hoạch, lên ý tưởng để thực hiện chương trình cũng như chiến lược truyền thông.
5. Duy trì, thiết lập các mối quan hệ với báo chí, đài truyền hình; liên hệ với các đại sứ thương hiệu của công ty để có thể dễ dàng trao đổi công việc và phổ biến các kế hoạch truyền thông đến các đại sứ thương hiệu hay KOL.
6. Đảm nhận việc xử lý các khủng hoảng truyền thông. Phụ trách việc thông báo với Ban giám đốc, các bên liên quan, chuẩn bị sẵn các nội dung để kịp thời trấn an khách hàng hoặc các thông tin đính chính để bảo vệ hình ảnh thương hiệu của công ty.
IV. Những kỹ năng cần có khi làm truyền thông
Truyền thông là công việc đòi hỏi sự Năng động + Sáng tạo, do bản chất công việc là mang hình ảnh thương hiệu đi quảng bá và mở rộng ra công chúng. Vì thế, nhân viên truyền thông cần đảm bảo trang bị những kỹ năng cần thiết để hoàn thành tốt công việc:
1. Kỹ năng giao tiếp: Khi đảm nhận vị trí này, nhân viên truyền thông tiếp xúc với rất nhiều người, họ đóng vai trò làm cầu nối của các bộ phận trong doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với đối tác – khách hàng. Do đó, giao tiếp trở thành một kỹ năng quan trọng giúp nhân viên cư xử một cách khéo léo trong mọi tình huống, đồng thời duy trì các mối quan hệ, hỗ trợ công việc được thực hiện tốt và hiệu quả hơn.
2. Kỹ năng quản lý, tổ chức: Công việc của nhân viên truyền thông thường phải đảm nhận rất nhiều nhiệm vụ khác nhau, thường xuyên gặp gỡ đối tác hoặc đi công tác, tổ chức và tham dự các sự kiện. Với khối lượng công việc lớn và áp lực đòi hỏi nhân viên phải làm việc một cách thường xuyên. Vì vậy, một nhân viên truyền thông phải biết cách sắp xếp, tổ chức và quản lý công việc sao cho chặt chẽ, khoa học.
3. Kỹ năng đàm phán, thuyết trình: Hầu hết các công việc trong ngành truyền thông đòi hỏi phải thường xuyên trao đổi, đàm phán, thương lượng với các bên khác nhau (đối tác, khách hàng,..). Chính vì thế, kỹ năng thuyết trình lưu loát, đàm phán, thuyết phục hiệu quả là một trong những kỹ năng cần có của nhân viên truyền thông.
4. Kỹ năng phối hợp làm việc nhóm: Các chiến lược về truyền thông luôn phải có sự tham gia của rất nhiều bộ phận. Chính vì thế kỹ năng làm việc nhóm là rất cần thiết để nhân viên có thể kết nối công việc trong tổ chức và phát huy được hết năng lực nhằm đạt được mục tiêu công việc.
5. Kỹ năng ngoại ngữ: Đối với một nhân viên truyền thông thì khả năng về ngoại ngữ chính là một điểm cộng rất lớn trong thời buổi hội nhập hiện nay. Trong các buổi họp báo, hội thảo nhân viên truyền thông đảm nhận vai trò thuyết trình cho những khách hàng, đối tác và có thể có các đối tác nước ngoài. Chính vì vậy kỹ năng ngoại ngữ tốt có thể giúp nhân viên dễ dàng tiếp cận và mở rộng tệp khách hàng của mình.
6. Kỹ năng chỉnh sửa hình ảnh và video: Đối với người làm truyền thông thì kỹ năng chỉnh sửa hình ảnh và video là rất cần thiết. Đơn giản là những công việc liên quan đến truyền thông đều hướng đến sự quảng bá là chủ yếu. Chính vì vậy, những người có khả năng chỉnh sửa hình ảnh và video sẽ nhận được rất nhiều lợi thế, tạo được sự chú ý hơn so với những người khác. Ngoài các kiến thức về chỉnh sửa hình ảnh và video thì sử dụng thành thạo các công cụ đồ họa bổ trợ cũng giúp nhân viên phát triển và làm việc hiệu quả hơn.
7. Hiểu biết và thành thạo về các nền tảng mạng xã hội: Hiện nay, mạng xã hội đóng vai trò như một kênh truyền thông mang lại hiệu quả cao. Nền tảng mạng xã hội không chỉ tạo kết nối rộng mà còn giúp mọi người tìm kiếm được các thông tin tiếp cận với khách hàng một cách nhanh nhất với tổng chi phí ước tính vô cùng rẻ. Thành thạo mạng xã hội là một tiêu chí được các nhà tuyển dụng đánh giá cao vì kỹ năng này bổ trợ rất nhiều nếu như biết cách tận dụng và khai thác hợp lý.
8. Sự năng động, tính sáng tạo: Đối với một nhân viên truyền thông thì kỹ năng này là vô cùng cần thiết. Để tạo ra các chiến lược truyền thông thu hút khách hàng thì các nội dung và ấn phẩm quảng bá phải đòi hỏi khả năng sáng tạo cao. Năng động và sáng tạo giúp cho thành phẩm đạt chất lượng và thu hút độ nhận diện của công ty. Vì vậy, những người có tính sáng tạo rất phù hợp để theo đuổi ngành nghề này.
V. Giá trị thương hiệu của doanh doanh nghiệp
* Thương hiệu là tài sản doanh nghiệp:
+ Giá trị thương hiệu là tài sản của mỗi doanh nghiệp, việc xây dựng thương hiệu là rất quan trọng và lâu dài được thể hiện qua câu nói nổi tiếng của nhà sáng lập Amazon, Jeff Bezos: “Your brand is what other people say about you when you're not in the room”, Amazon là thương hiệu giá trị 308,9 tỷ USD theo báo cáo Brand Finance năm 2024.
+ Apple là thương hiệu giá trị nhất thế giới 2024, được định giá 516,6 tỷ USD (theo báo cáo Brand Finance năm 2024). Ông David Haigh, Chủ tịch kiêm CEO Brand Finance đánh giá Apple đã tăng giá trị thương hiệu bản thân thông qua chiến lược đa dạng hóa và cao cấp hóa, thoát khỏi sự phụ thuộc quá nhiều vào doanh số bán iPhone để chuyển sang đầu tư vào các thiết bị đeo và dịch vụ như đăng ký Apple TV. "Theo nghiên cứu của chúng tôi, hơn 50% số người được hỏi công nhận Apple đắt tiền nhưng đáng giá, củng cố khả năng để họ yêu cầu khách hàng phải chi nhiều hơn", ông nhận xét.
+ Dựa trên báo cáo của Brand Finance (công ty định giá thương hiệu hàng đầu thế giới) năm 2023 công bố Việt Nam đã có nhiều thương hiệu doanh nghiệp có giá trị lên tới hàng tỷ USD như:
Bảng xếp hạng Top 10 Thương hiệu giá trị nhất tại Việt Nam:
1. Viettel: Giá trị thương hiệu 8,9 tỷ USD
2. Vinamilk: Giá trị thương hiệu 3 tỷ USD
3. VNPT: Giá trị thương hiệu 2,7 tỷ USD
4. Vietcombank: Giá trị thương hiệu 1,9 tỷ USD
5. Vinhomes: Giá trị thương hiệu 1,7 tỷ USD
6. Agribank: Giá trị thương hiệu 1,4 tỷ USD
7. BIDV: Giá trị thương hiệu 1,4 tỷ USD
8. Techcombank: Giá trị thương hiệu 1,4 tỷ USD
9. PetroVietnam: Giá trị thương hiệu 1,4 tỷ USD
10. Vietinbank: Giá trị thương hiệu 1,3 tỷ USD
VI. Lương nhân viên truyền thông
Mức lương nhân viên truyền thông thường rơi vào khoảng 12-13 triệu đồng/tháng. Trong đó, mức lương thấp nhất là 4 triệu và mức lương cao lên đến 50 triệu. Theo thời gian thì mức lương sẽ được nâng lên một cách đáng kể tùy vào năng lực của mỗi người. Với mức lương thưởng hấp dẫn, môi trường trẻ trung năng động, ngành truyền thông đang ngày càng nhận được sự yêu thích và lựa chọn của đông đảo các bạn sinh viên.
VII. Một số lĩnh vực chính trong ngành nghề Truyền thông
Truyền thông là ngành học rất đa dạng, một số lĩnh vực như sau:
1. Truyền thông doanh nghiệp: Truyền thông doanh nghiệp là việc thực hiện các hoạt động nhằm định hướng hình ảnh, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm dịch vụ, truyền tải văn hóa doanh nghiệp. Đối tượng mục tiêu có thể là nội bộ cũng có thể là hình ảnh doanh nghiệp bên ngoài, trong cộng đồng, xã hội.
2. Truyền thông tiếp thị: Truyền thông tiếp thị là các công việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của công ty, doanh nghiệp. Đây là một mảng khá quan trọng để gây dấu ấn thương hiệu với người tiêu dùng sản phẩm, thúc đẩy doanh số bán hàng cho doanh nghiệp.
3. Truyền thông phát thanh, truyền hình : Truyền thông phát thanh, truyền hình bao gồm các hoạt động sản xuất và phát sóng nội dung qua các kênh truyền hình và radio. Nơi đây đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin, giáo dục và giải trí cho mọi người. Các nội dung được phát sóng trên truyền hình và radio gồm tin tức, thời sự, chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục, giải trí, văn hóa, thể thao,…
4. Truyền thông quốc tế: Truyền thông quốc tế là truyền tải thông điệp vượt khỏi phạm vi quốc gia. Trách nhiệm của người làm truyền thông quốc tế là sáng tạo và phát triển thông điệp toàn cầu hiệu quả. Để làm được điều đó, người học phải có sự am hiểu sâu sắc về bối cảnh văn hóa, xã hội của nhiều quốc gia khác nhau.
5. Truyền thông xã hội: Truyền thông xã hội sử dụng các nền tảng mạng xã hội như như Facebook, Twitter, Instagram, LinkedIn,… để chia sẻ các thông tin, ý kiến, nội dung thông qua các tương tác của người dùng. Người phụ trách mảng này cần am hiểu về hành vi, xu hướng của người dùng xã hội để tạo các nội dung chất lượng phù hợp với nhu cầu của người xem.
6. Truyền thông văn hóa – nghệ thuật: Truyền thông văn hóa – nghệ thuật tạo ra các hoạt động để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Mục tiêu là giúp công chúng, cộng đồng nâng cao sự hiểu biết đối với các loại hình văn hóa – nghệ thuật.
7. Truyền thông giáo dục: Truyền thông giáo dục là một hoạt động truyền tải thông tin và kiến thức về giáo dục đến học sinh, giáo viên, phụ huynh và các nhà quản lý giáo dục. Truyền thông giáo dục được thực hiện qua nhiều phương tiện và kênh truyền thông khác nhau như sách báo, đài phát thanh, đài truyền hình, mạng xã hội, trang web giáo dục,… Mục đích là nâng cao chất lượng giáo dục, kích thích sự quan tâm và ham muốn học tập của học sinh, giới thiệu những phương pháp giảng dạy mới, giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm giáo dục, tạo ra một môi trường giáo dục tốt hơn và nâng cao nhận thức và ý thức về giáo dục của cộng đồng.
VIII. Học ngành Truyền thông ra trường làm gì?
Sinh viên tốt nghiệp ngành Truyền thông có nhiều lựa chọn nghề nghiệp khi ra trường.
1. Tập đoàn, Tổng công ty, công ty truyền thông, doanh nghiệp, ngân hàng: thì người học có thể theo đuổi các vị trí chuyên viên truyền thông, chuyên viên PR, Marketing, chuyên viên sáng tạo nội dung, truyền thông kỹ thuật số, truyền thông đa phương tiện, truyền thông quốc tế, Giám đốc Thương hiệu, giám đốc nhãn hàng, …
2. Báo chí, truyền hình: sinh viên nhiều lựa chọn như nhà báo, biên tập viên, MC đài truyền hình, truyền thanh,…
3. Sân khấu, nghệ thuật: có thể trở thành nhà sản xuất, biên kịch,…
(Nguồn: Nguyễn Phúc - Tổng hợp)