Top 3 thương hiệu 7,6 tỷ USD giá trị nhất Việt Nam 2019
14:17 - 28/04/2020
Top 3 thương hiệu 7,6 tỷ USD giá trị nhất Việt Nam 2019, Theo công bố của Brand Finance, nhà tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới
Đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư được bầu làm Chủ tịch nước
Thủ tướng: Tháo gỡ cho doanh nghiệp là tháo gỡ cho nền kinh tế, doanh nghiệp phát triển là đất nước phát triển
Top 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới năm 2024
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
1. Viettel
Giá trị: 4,316 tỷ USD (2019)
Lĩnh vực: Viễn thông
Ngày 22/1/2019, tại Davos - Thụy Sĩ, trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế Thế giới, Brand Finance – nhà tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới đã công bố danh sách TOP 500 thương hiệu có giá trị nhất thế giới, lần đầu tiên Viettel – thương hiệu Việt Nam tham gia danh sách này đạt thứ hạng 478 và mức định giá 4,316 tỷ USD. Như vậy, giá trị thương hiệu của Viettel tăng 35,8% tức hơn 1 tỷ USD so với năm 2018 (3,178 tỷ USD), chỉ có 8 thương hiệu ASEAN lọt vào danh sách này bao gồm 3 lĩnh vực viễn thông, dầu khí và ngân hàng.
Ông David Haigh, CEO của Brand Finance cho biết: “Mỗi năm Brand Finance thực hiện đánh giá khoảng 5.000 thương hiệu toàn cầu với 40 lĩnh vực khác nhau trên nhiều tiêu chí như doanh thu, chỉ số sức mạnh thương hiệu,…Việc nằm trong 500 thương hiệu có giá trị nhất chứng minh Viettel là thương hiệu vững mạnh”. Theo Brand Finance
Năm 2018 đánh dấu nhiều dấu mốc quan trọng đối với Viettel khi được Chính phủ đổi tên thành Tập đoàn công nghiệp – viễn thông Quân đội và phê duyệt Phương án tái cơ cấu Tập đoàn đến năm 2020; công bố bước vào giai đoạn phát triển thứ 4: Giai đoạn của 4.0 và kinh doanh toàn cầu.
Bước sang năm 2019, Viettel đề ra mục tiêu tăng trưởng doanh thu 7,3% (hơn 251 nghìn tỷ đồng); lợi nhuận tăng 4,6% (hơn 39 nghìn tỷ đồng) so với năm ngoái. Viettel cũng dự kiến sẽ nộp 38.100 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước trong năm 2019. Nguồn internet
2. Vinamilk
Giá trị: 1,613 tỷ USD (2019)
Lĩnh vực: Thực phẩm
Lũy kế cả năm 2018, công ty đầu ngành sữa đạt mức doanh thu 52.631 tỷ đồng, lợi nhuận 11.516 tỷ, vượt kế hoạch đề ra hồi đầu năm. Trước đó vào năm 2017, công ty ghi nhận doanh thu ở mức 51.041 tỷ đồng (tương đương 2,3 tỷ USD), trong đó xuất khẩu mang về 500 triệu USD.
Ở thị trường trong nước, toàn ngành sữa nước của Vinamilk vẫn tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu với khoảng 55% thị phần. Doanh nghiệp còn nắm giữ hơn 80% thị phần sữa chua, hơn 80% thị phần sữa đặc và hơn 30% thị phần ngành hàng sữa bột.
Vinamilk hiện có 13 nhà máy, 10 trang trại bò sữa tại Việt Nam và còn có 3 nhà máy chế biến sữa tại Mỹ, New Zealand và Campuchia cùng công ty con tại Ba Lan.
Nguồn internet3. VNPTGiá trị: 1,683 tỷ USD (2019)
Lĩnh vực: Viễn thông
VNPT cho biết, năm 2018, VNPT đạt lợi nhuận 6.445 tỷ đồng, vượt 9,4% kế hoạch và tăng 25% so với năm 2017. Đây là năm thứ 5 liên tiếp VNPT đạt mức tăng trưởng lợi nhuận trên 20%. Theo thống kê, mức tăng trưởng lợi nhuận của VNPT trong năm qua là 24,7%.
Tính đến thời điểm này, tổng số thuê bao điện thoại của VNPT là 34 triệu thuê bao, trong đó thuê bao di động là 31,3 triệu thuê bao. Tổng số thuê bao Internet băng rộng là 5,2 triệu thuê bao, tăng 11% so với năm 2017.
Năm 2018, VNPT nộp ngân sách là 4.476 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2017. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu là 12,2%, tăng 23% so với năm 2017.Nguồn internetBan biên tập