Khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại
11:05 - 03/06/2022
Phát triển Khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại
Vusta góp ý khoa học công nghệ trong Báo cáo Kinh tế - Xã hội trình Đại hội XIV của Đảng
Đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư được bầu làm Chủ tịch nước
Thủ tướng: Tháo gỡ cho doanh nghiệp là tháo gỡ cho nền kinh tế, doanh nghiệp phát triển là đất nước phát triển
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự lễ tôn vinh 135 trí thức khoa học công nghệ tiêu biểu
ảnh minh họa
- Tư tưởng trọng dụng hiền tài
Từ xa xưa, cha ông ta luôn coi hiền tài là “rường cột”, “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” tư tưởng đó được kế thừa và phát triển triển trong suốt chiều dài lịch dân tộc:
+ Triều vua Lê Lợi có ghi: “muốn thịnh trị tất phải được người hiền, được người hiền phải do ở tiến cử. Cho nên, người làm vua phải lấy việc ấy làm đầu”.
+ Triều vua Lê Thánh Tông, với lời văn bia tại Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội do Thân Nhân Trung soạn (năm 1484): “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn”.
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh, cách mạng có thành công hay không, kháng chiến kiến quốc có thắng lợi hay không, đất nước và dân tộc Việt Nam có “bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không” trước hết và cơ bản tùy thuộc vào sức mạnh đoàn kết của cả dân tộc - mà cốt lõi và tinh túy của sức mạnh ấy - chính là tư tưởng và trí tuệ của các hiền tài.
- Khẳng định vị trí, vai trò của khoa học và công nghệ
Ðảng, Nhà nước ta đã sớm có các chủ trương, định hướng và chỉ đạo đúng đắn về vị trí, vai trò của khoa học và công nghệ (KHCN) đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong thời kỳ mới như sau:
+ Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 01/11/2012, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) xác định "Phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc"
+ Khoản 1, điều 62, Hiếp Pháp 2013: "Phát triển KH&CN là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển KT-XH của đất nước"
+ Ðại hội XII của Ðảng xác định: "Phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ, làm cho khoa học và công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh"
+ Ngày 31/8/2020 trong bài viết về "Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới", Tổng Bí thư, Chủ Tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh quan điểm: "Thực hiện nhất quán chủ trương khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế”.
+ Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: "Tiếp tục thực hiện nhất quán chủ trương khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại,…”
Việc khẳng định "khoa học, công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu" nghĩa là KHCN phải đứng hàng thứ nhất và đi trước một bước trong mọi chính sách phát triển của Ðảng và Nhà nước; mọi chủ trương, chính sách về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều phải dựa vào KHCN, được thực hiện bằng KHCN.
- Thành tựa vượt bậc của khoa học và công nghệ Việt Nam
KHCN nước ta đã có bước phát triển vượt bậc, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, từng bước khẳng định vai trò động lực then chốt trong phát triển kinh tế - xã hội; đóng góp thiết thực trong nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, quốc phòng, cải thiện an sinh xã hội và chất lượng cuộc sống, nâng cao đời sống nhân dân, cơ sở hạ tầng phát triển; có thể khẳng định KH&CN đã có những đóng góp to lớn như sau:
+ Đưa nước ta từ một nước thiếu gạo trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới,
+ Từ nước kém phát triển gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình,
+ Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân giai đoạn 2011-2015 là 4,3%/năm và tăng lên 5,8% giai đoạn 2016-2020,
+ KH&CN đã đóng góp trên 30% tổng giá trị gia tăng trong nông nghiệp,
+ Với lĩnh vực công nghiệp, giá trị sản phẩm công nghệ cao, ứng dụng công nghệ tăng từ 26% năm 2010 lên trên 40% năm 2019,
+ Tỉ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá tăng từ 19% năm 2010 lên khoảng 50% năm 2020,
+ Tốc độ tăng trưởng bình quân công bố quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020 là 25,68%/năm, một số lĩnh vực khoa học tự nhiên như Toán học, Vật lý, Hóa học tiếp tục giữ thứ hạng cao trong khu vực ASEAN,
+ Chỉ số Đổi mới sáng tạo Toàn cầu (GII) liên tục tăng vượt bậc, dẫn đầu nhóm quốc gia có cùng mức thu nhập và đứng thứ 3 trong ASEAN sau Singapore và Malaysia, năm 2020, xếp thứ 42/131 quốc gia trên toàn thế giới. Các nền kinh tế có thu nhập trung bình đang góp phần vẽ lại bản đồ đổi mới sáng tạo bao gồm: Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam, Ấn Độ và Philippines.
Trong điều kiện hội nhập quốc tế như hiện nay, các quốc gia cạnh tranh gay gắt để thu hút nhân tài cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việc trọng dụng, đãi ngộ thỏa đáng đối với nhân tài là nhiệm vụ hết sức quan trọng, đặc biệt là đối với các nhà khoa học và công nghệ có trình độ chuyên môn cao ở trong nước và nước ngoài, nhất là các nhà khoa học đầu ngành, nhà khoa học có khả năng chủ trì các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặc biệt quan trọng.
Với việc xác định “vai trò của khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo chính là nguồn động lực mới, to lớn để đất nước ta phát triển nhanh, bền vững hơn” và việc nắm bắt, tận dụng những thành tựu của cuộc cách mạng KH&CN hiện đại đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, cùng với khát vọng phát triển mãnh liệt và quyết tâm chính trị cao, có thể tin tưởng rằng, Việt Nam sẽ đi tắt, đón đầu để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã đề ra chủ trương, chính sách nhất quán về khoa học và công nghệ có hiệu quả cao để tăng cường sức mạnh của đất nước, củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc là hết sức đúng đắn và kịp thời. Khi chủ trương này được thực hiện nghiêm chỉnh và hiệu quả, nhất định sẽ góp phần thiết thực để đưa nước ta đạt được các mục tiêu: Đến năm 2025, Là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030, Là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, Trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
ThS. Nguyễn Thanh Phúc - Giám đốc
Trung tâm Phát triển Doanh nghiệp và Thương Hiệu
thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ Thuật Việt Nam