Vấn đề Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay
17:49 - 27/03/2020
Ngày 24 tháng 6 năm 2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2019/NĐ-CP về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư được bầu làm Chủ tịch nước
Những lợi ích nổi bật của mãng cầu ít người biết đến
Nhiều Doanh nghiệp Việt được vinh danh Asia Award 2024
Thủ tướng: Tháo gỡ cho doanh nghiệp là tháo gỡ cho nền kinh tế, doanh nghiệp phát triển là đất nước phát triển
I. Vấn đề pháp lý
Việt nam đang trong tiến trình hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới. Việt Nam đã tham gia 2 FTA thế hệ mới là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và FTA giữa Việt Nam và EU (EVFTA).
- Hiệp định CPTPP kế thừa Hiệp định TPP, Việt Nam cùng 10 nước bao gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, Nhật Bản, New Zealand, Peru và Singapore đã ký Hiệp định CPTPP tại Chile vào ngày 8 tháng 3 năm 2018. Hiệp định đã chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam vào ngày 14 tháng 01 năm 2019. Về cơ bản, Hiệp định CPTPP giữ nguyên nội dung của Hiệp định TPP: điều chỉnh rất nhiều vấn đề từ thương mại truyền thống như mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, đầu tư đến các vấn đề ít truyền thống hơn như: mua sắm của các cơ quan Chính phủ, thương mại điện tử, doanh nghiệp nhà nước và mở rộng ra cả các vấn đề được coi là phi truyền thống trong đàm phán, ký các FTA như: lao động, môi trường, chống tham nhũng trong thương mại và đầu tư. Tuy nhiên, CPTPP cho phép các nước thành viên tạm hoãn 20 nhóm nghĩa vụ có mức độ cam kết cao trong các lĩnh vực như: sở hữu trí tuệ, đầu tư, mua sắm Chính phủ, dịch vụ tài chính… để bảo đảm sự cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của các nước thành viên trong bối cảnh Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định TPP. Mặc dù vậy, về tổng thể, Hiệp định CPTPP vẫn được đánh giá là một FTA chất lượng cao và toàn diện với mức độ cam kết sâu nhất từ trước đến nay
- Hiệp định EVFTA, Ngày 30 tháng 6 năm 2019, Hiệp định EVFTA được hai bên ký kết tại Hà Nội. EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao và đảm bảo cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU; trong đó cũng đã lưu ý đến chênh lệch về trình độ phát triển giữa hai bên. Nếu đưa vào thực thi, hiệp định này sẽ là cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy sản cũng như những mặt hàng Việt Nam vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh. Hiệp định gồm 17 Chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèm theo với các nội dung chính là thương mại hàng hóa (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường); quy tắc xuất xứ; hải quan và thuận lợi hóa thương mại; các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS); các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT); thương mại dịch vụ (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường); phòng vệ thương mại; cạnh tranh; doanh nghiệp nhà nước; mua sắm của Chính phủ; sở hữu trí tuệ; thương mại và phát triển bền vững; hợp tác và xây dựng năng lực; pháp lý-thể chế. Khi tham gia vào các FTA thế hệ mới, Việt Nam có nhiều cơ hội. Cụ thể là về chính trị, an ninh quốc gia và chiến lược đối ngoại. Theo đó, tham gia các FTA thế hệ mới sẽ thể hiện mạnh mẽ chủ trương chủ động hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước ta; khẳng định vai trò và vị thế địa - chính trị quan trọng của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á cũng như Châu Á - Thái Bình Dương; thực sự nâng cao vị thế của nước ta trong khối ASEAN, trong khu vực cũng như trên trường quốc tế, đặc biệt là trong bối cảnh tình hình chính trị - an ninh thế giới và khu vực đang thay đổi nhanh chóng và chủ nghĩa bảo hộ ngày càng leo thang.
Thực tế này đang mở ra nhiều cơ hội lớn, nhưng cũng đặt ra những thách thức vướng mắc về những tranh chấp trong quá trình giao thương với doanh nghiệp nước ngoài. Hiện nay doanh nghiệp nhỏ và vừa thường xảy ra những tranh chấp pháp lý với 4 trường hợp cơ bản sau đây;
+ Trong nội bộ doanh nghiệp gồm tranh chấp giữa các cổ đông với nhau hoặc tranh chấp giữa chủ và người lao động.
+ Giữa các doanh nghiệp với nhau mà chủ yếu là liên quan đến các hợp đồng kinh tế, bảo hiểm, tín dụng hoặc mua bán hàng hóa.
+ Giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
+ Giữa doanh nghiệp và các cơ quan chức năng
II. Các chế định hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (2017)
Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 12 tháng 6 năm 2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
Tại khoản 3, Điều 14, Luật hỗ trợ DNNVV ngày12 tháng 6 năm 2017 quy định: “3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan, tổ chức, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện các hoạt động sau đây để hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa:
a) Xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu về pháp luật;
b) Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ pháp lý để cung cấp thông tin, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, tư vấn pháp luật.”
- Nghị định số39/2018/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tại Điều 6. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa
“Doanh nghiệp nhỏ và vừa được phân theo quy mô bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa.
- Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
- Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
- Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này”
- Nghị định số 55/2019/NĐ-CP về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Ngày 24 tháng 6 năm 2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2019/NĐ-CP về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 16 tháng 8 năm 2019 và thay thế Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Tại khoản 1, Điều 3 Nghị định số 55/2019/NĐ-CP: "Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là việc bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương cấp tỉnh thực hiện các hoạt động xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật cơ sở dữ liệu về pháp luật; xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao hiểu biết, ý thức và thói quen tuân thủ pháp luật, hạn chế rủi ro, vướng mắc pháp lý trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật."
III. Các tài liệu tham khảo
- Nghị định số 55/2019/NĐ-CP, ngày 24/6/2019
- Nghị định số 39/2018/NĐ-CP, ngày 11/ 3/ 2018
- Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (2017)
- Nghị quyết số 35/NQ-CP, ngày 16/5/2016
- Chỉ thị 26/CT-TTg, ngày 06/6/201
Văn Phú