Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 247 tỉ USD
15:55 - 13/01/2020
Theo Brand Finance tổ chức tư vấn chiến lược và định giá thương hiệu độc lập hàng đầu thế giới, thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2019 được định giá 247 tỉ USD.
Vusta góp ý khoa học công nghệ trong Báo cáo Kinh tế - Xã hội trình Đại hội XIV của Đảng
Đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư được bầu làm Chủ tịch nước
Thủ tướng: Tháo gỡ cho doanh nghiệp là tháo gỡ cho nền kinh tế, doanh nghiệp phát triển là đất nước phát triển
Top 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới năm 2024
Brand Finance là tổ chức tư vấn chiến lược và định giá thương hiệu độc lập hàng đầu thế giới trụ sở tại Vương Quốc Anh có văn phòng ở 20 quốc gia trên thế giới. Đây cũng là công ty định giá thương hiệu duy nhất trên thế giới có kết quả định giá đạt chuẩn ISO 10668 và được pháp luật công nhận và được chấp nhận rộng rãi bởi các cơ quan quản lý và cơ quan thuế trên toàn thế giới. Brand Finance mang tới một số điểm ưu việt trong phương pháp đo lường giá trị thương hiệu so với nhiều phương pháp đánh giá khác trên thị trường, theo đó; Giá trị thương hiệu được biểu hiện cụ thể bằng số tiền (USD), cung cấp một công cụ trực quan cho việc so sánh, đánh giá hiệu quả thương hiệu, Đánh giá thương hiệu trên cả 3 yếu tố: đầu tư thương hiệu, tài sản thương hiệu và kết quả thương hiệu, mang tới con số toàn diện nhất về giá trị thương hiệu.
Brand Finance xác định giá trị thương hiệu dựa trên phương pháp miễn trừ phí bản quyền (Royalty Relief). Phương pháp định giá thương hiệu (Brand Valuation Methodology) bao gồm 5 bước cơ bản:
+ Bước 1 (Nation Brand Strength): Xác định chỉ số sức mạnh thương hiệu tổng thể (BSI) bao gồm Hàng hóa & Dịch vụ (Goods & Services), Đầu tư (Investment), Xã hội (Society);
+ Bước 2 (Royalty Rate) là dựa vào Tổng sản phẩm quốc nội GDP (Gross Domestic Product);
+ Bước 3 (Revenues) là dựa trên Báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu (World Economic Outlook) dự báo GDP ở mỗi quốc gia từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF (International Monetary Fund);
+ Bước 4 (Weighted Average Cost of Capital or Discount Rate) là dựa vào chi phí vốn bình quân gia quyền (WACC);
+ Bước 5 (Brand Valuation) là xác định giá trị thương hiệu.
Theo báo cáo của Brand Finance về thương hiệu quốc gia (Nation Brands) năm 2019, thứ hạng giá trị thương hiệu quốc gia của Việt Nam liên tục được cải thiện, tăng 8 bậc trong chỉ trong vòng 3 năm, nằm trong nhóm thương hiệu mạnh nhờ những nỗ lực của Chính phủ về cải cách môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp cũng như các dự báo tích cực về tăng trưởng GDP... Đây là cũng thông tin được đưa ra tại Hội thảo Xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam trong giai đoạn mới do Cục Xúc tiến thương mại (XTTM), Bộ Công Thương tổ chức ngày 28/11/2019. Trong giai đoạn mới, để tăng cường hỗ trợ có hiệu quả cho doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng, Bộ Công Thương đã chủ động phối hợp với các bộ ngành và địa phương liên quan tham mưu cho Chính phủ xây dựng, bổ sung các quy định pháp lý hỗ trợ hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu. Đặc biệt, ngày 08/10/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 30/2019/QĐ-TTg ban hành Quy chế xây dựng, quản lý, thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam và Quyết định số 1320/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam từ năm 2020 đến năm 2030. Đồng thời Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 33/2019/TT-BCT (22/11/2019) quy định Hệ thống tiêu chí Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Cụ thể, trong bảng xếp hạng 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới năm 2019 của Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam đã được định giá 247 tỷ USD (tăng 12 tỷ USD tương đương 5,4% so với con số 235 tỷ USD năm 2018) và xếp hạng thứ 42. Vị trí dẫn đầu thế giới thuộc về giá trị thương hiệu quốc gia của Mỹ năm nay đạt hơn 27.751 tỷ USD, tăng hơn 7% so với năm trước. Theo sau là Trung Quốc với giá trị thương hiệu quốc gia tăng tới 40% lên 19.486 tỷ USD. Giữ vị trí thứ 3 là Đức với giá trị thương hiệu quốc gia đạt 4.855 tỷ USD, giảm 5,6% so với năm 2018. Giá trị thương hiệu quốc gia được tính dựa trên dự báo về GDP của mỗi nước trong báo cáo Triển vọng Kinh thế Thế giới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Trong Báo cáo của Brand Finance cũng đưa ra danh sách các thương hiệu quốc gia mạnh nhất thế giới. Brand Finance đánh giá sức mạnh thương hiệu quốc gia dựa trên đánh giá những yếu tố ảnh hưởng tới các chiến dịch thương hiệu quốc gia với 3 tiêu chí chính: Hàng hóa & Dịch vụ (Goods & Services), Đầu tư (Investment), Xã hội (Society). Chỉ số Sức mạnh thương hiệu Quốc gia BSI (Brand Strength Index) được tính trên thang điểm 100 và xếp hạng từ D, DD, DDD cho đến AAA-, AAA và AAA+. Vị trí dẫn đầu thế giới thuộc về Singapore, Thứ 2 là Thụy Sỹ, Thứ 3 là Hà Lan.
Từ những năm 2000, thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam chưa được xuất hiện trong bảng xếp hạng của các tổ chức quốc tế thì đến năm 2019, theo bảng xếp hạng của Forbes Việt Nam, tổng giá trị của 50 thương hiệu hàng đầu đạt trên 9,3 tỷ USD như: Vinamilk (2,2 tỷ USD), Viettel (2,1 tỷ USD), Sabeco (486 triệu USD), Vietcombank (246 triệu USD), FPT (215 triệu USD), Thaco (93,7 triệu USD)...trong đó trên 50% doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia.
Một số hình ảnh trong báo cáo xếp hạng của Brand Finance
TOP 10 thương hiệu Quốc gia có giá trị nhất thế giới
Nguồn: Travelweekly.com.au.
TOP 10 thương hiệu Quốc gia mạnh nhất thế giới
Nguồn: Travelweekly.com.au.
Văn Phú – Phan Mai