Diễn đàn Đầu tư và Phát triển kinh doanh 2020
12:23 - 30/03/2020
Ngày 6/1 tại TPHCM đã diễn ra Diễn đàn Đầu tư và Phát triển kinh doanh 2020: “Cơ hội tăng tốc và bứt phá”, do Ban Kinh tế Trung ương và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đồng chủ trì, Hiệp hội các tổ chức dịch vụ phát triển kinh doanh Việt Nam (VABO), diễn đàn đầu tư BizLIVE.vn tổ chức.
Xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 668,5 tỷ USD là điểm sáng của nền kinh tế
Thư chúc mừng cộng đồng Doanh nghiệp Việt Nam nhân ngày Thương hiệu Việt Nam 20/4/2021
GDP năm 2020 dự kiến tăng trưởng 2-2,5%, năm 2021 là 6,7%
Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN - Nhật Bản về ứng phó đại dịch Covid-19 phục hồi kinh tế
Nhìn lại năm 2019 nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, tăng trưởng chậm lại bởi xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc,... Tuy nhiên, vẫn duy trì được mức tăng trưởng ổn định khi GDP năm thứ hai liên tiếp tăng trên 7%; lạm phát giữ được mức thấp, kim ngạch xuất nhập khẩu vượt mốc 500 tỷ USD. Đó là nhờ các yếu tố hỗ trợ tích cực từ môi trường kinh tế vĩ mô, rào cản về thể chế, chính sách từng bước được tháo gỡ.
Nhận định về bức tranh kinh tế Việt Nam thời gian qua, ông Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, điểm nổi bật nhất của năm 2019 là sự bứt phá của khu vực doanh nghiệp tư nhân trong bối cảnh thương mại toàn cầu đi xuống, xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước vẫn tăng trưởng 8%. Các doanh nghiệp tư nhân đang xuất khẩu ra nước ngoài nhiều hơn, thậm chí có doanh nghiệp tư nhân đã xuất khẩu cả máy móc.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho biết, quy mô kinh tế của Việt Nam tăng nhanh, lần đầu tiên lọt tốp 50 nền kinh tế thế giới xét về quy mô nền kinh tế; cộng đồng doanh nghiệp đang phát triển, tốc độ phát triển của doanh nghiệp lớn có quy mô rất nhanh, cộng đồng doanh nghiệp nhỏ ngày càng phát triển. Mặc dù vậy, theo ông Lộc, 2020 vẫn tiếp tục là năm khó khăn với doanh nghiệp vì xu thế tăng trưởng kinh tế thế giới giảm tốc, thách thức với kinh tế còn nhiều. Quy mô nền kinh tế tăng nhanh, nhưng sức khoẻ của doanh nghiệp và nền kinh tế vẫn còn nhiều vấn đề cần lưu tâm. Cụ thể, năm 2019, nguồn thu từ sản xuất kinh doanh vào ngân sách Nhà nước không đạt dự toán. Bên cạnh đó, dù chúng ta có cải thiện về môi trường kinh doanh nhưng vẫn còn chưa cao. Môi trường kinh doanh mới đứng thứ 5 trong ASEAN, hành trình như vậy vẫn còn rất xa để vào top 4.
Theo TS. Trần Du Lịch, Chuyên gia kinh tế, Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ nhận định, năm 2020 được xem là năm bản lề của sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta với việc tổng kết thực hiện các nghị quyết, quyết định quan trọng về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020, là năm cuối thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020 và đề ra kế hoạch phát triển cho giai đoạn tiếp theo.
Theo nhận định của các chuyên gia và các nhà hoạch định chính sách, bước sang năm 2020, đây được coi là năm bản lề của kinh tế-xã hội Việt Nam, với việc tổng kết thực hiện các nghị quyết, quyết định quan trọng của Đảng và Chính phủ về Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020, là năm cuối thực hiện Kế hoạch kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020 và đề ra những chiến lược phát triển cho giai đoạn tiếp theo. Đối với một số lĩnh vực đang được coi là mới nổi, thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân như hàng không, du lịch, năng lượng tái tạo và giáo dục, đào tạo thì năm 2020 là năm bước vào giai đoạn mới, cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi những bước đi vững chắc nhưng cũng không kém phần mạo hiểm.
Nguồn tổng hợp